Công Thức Tính Trọng Lực

  -  

Trọng lực chính là lực hút Trái Đất tác dụng lên một vật nào đó và có phương thẳng đứng, có chiều hướng về phía Trái Đất. Trọng lực sẽ được xác định bằng cách tính khối lượng của vật với gia tốc tự do tại điểm đặt vật đó. Trọng lực có phương thẳng đứng và chiều sẽ hướng về phía Trái Đất.

Bạn đang xem: Công thức tính trọng lực


1. Trọng lực là gì?

2. Trọng lực có phương và chiều như thế nào?

3. Công thức tính trọng lực là gì?

4. Phân biệt trọng lực với trọng lượng

5. Vai trò của trọng lực đối với Trái Đất

6. Các bài tập về trọng lực


Câu hỏi: Công thức tính trọng lực là?

Trả lời:

Công thức tính trọng lực là: P = mg.

Trong đó:

m là khối lượng của vật (tính bằng kg)

g là gia tốc trọng trường của vật (đơn vị là m/s2)

*

Kiến thức mở rộng về trọng lực

1. Trọng lực là gì?

Trong vật lý, lực là bất kỳ ảnh hưởng nào khiến cho 1 vật thể phải chịu sự thay đổi hoặc làm ảnh hưởng đến chuyển động, hướng, cấu trúc hình học của nó.

Nói 1 cách ngắn gọn, lực là nguyên nhân khiến một vật có khối lượng thay đổi tốc độ của nó, tới chuyển động có gia tốc, làm biến dạng đồ vật hoặc cả hai. Lực chính là đại lượng vectơ đặc trưng cho tác dụng của vật này lên 1 vật khác, tạo thành gia tốc cho vật hoặc làm vật biến dạng.

Từ đây ta có thể hiểu trọng lực chính là lực hút Trái Đất tác dụng lên một vật nào đó và có phương thẳng đứng, có chiều hướng về phía Trái Đất. Trọng lực sẽ được xác định bằng cách tính khối lượng của vật với gia tốc tự do tại điểm đặt vật đó. Trọng lực có phương thẳng đứng và chiều sẽ hướng về phía Trái Đất.


2. Trọng lực có phương và chiều như thế nào?

Trọng lực có:

– Phương: Thẳng đứng

– Chiều: Hướng từ trên xuống dưới (hướng về phía Trái Đất)

– Cường độ (Độ lớn): Là trọng lượng của vật.

⇒ Đây cũng có thể được gọi là những đặc điểm của trọng lực

Đơn vị lực, trọng lực.

– Để đo độ lớn (cường độ) của lực, trong hệ thống đo lường hợp pháp của Việt Nam, đơn vị của trọng lực (đơn vị của lực) là Niu tơn, ký hiệu là N.

– Trọng lượng (ký hiệu là P) của vật được gọi là cường độ của trọng lực tác dụng lên vật đó.

Lưu ý:

+ Trọng lượng của vật phụ thuộc vào vị trí của nó trên Trái Đất. Nên thực ra quả cân có khối lượng 100g thì trọng lượng của nó là gần bằng 1N chứ không phải chính xác bằng 1N.

+ Càng lên cao trọng lượng của vật càng giảm, vì khi đó lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật giảm. Khi một người đi từ Trái Đất lên Mặt Trăng thì trọng lượng của người đó giảm đi 6 lần.

3. Công thức tính trọng lực là gì?

Công thức tính trọng lực được dựa trên khối lượng của một vật là: P = 10m, trong đó P sẽ là trọng lượng (có đơn vị là N), m sẽ là khối lượng của vật (có đơn vị là kg).

Ví dụ cụ thể: Một vật có khối lượng là 100g (tức 0,1kg) ở trên mặt đất thì có sẽ có trọng lượng gần bằng 1N. Một vật có khối lượng là 1kg ở mặt đất sẽ có trọng lượng gần bằng 10N.

Công thức tính trọng lực được biểu diễn như sau: P = mg. Trong đó m chính là khối lượng của vật (tính bằng kg) còn g chính là gia tốc trọng trường của vật (đơn vị là m/s2)

Những điểm cần lưu ý:

Nếu sử dụng đơn vị là “m” thì gia tốc trọng trường tại bề mặt Trái Đất sẽ được tính là 9.8 m/s2.

Nếu sử dụng đơn vị là “feet” thì gia tốc trọng trường được quy ước là 32.2 ft/s2.

Gia tốc trọng trường trên bề mặt của Mặt trăng có giá trị vào khoảng 1.622 m/s2, tức là bằng khoảng 1/6 gia tốc trọng trường ở Trái Đất. Do đó, trọng lượng trên Mặt Trăng chỉ bằng 1/6 trọng lượng tại Trái Đất.

Gia tốc trọng trường của Mặt Trời có giá trị khoảng 274 m/s2, gấp 28 lần gia tốc trọng trường của Trái Đất. Do vậy, mọi vật thể sẽ nặng hơn 28 lần nếu ở Mặt Trời.

Xem thêm: Sơ Đồ Tư Duy Chương 1 Lý 11 Chương 1 1 Chương 1 Bằng Sơ Đồ Tư Duy Ngắn

4. Phân biệt trọng lực với trọng lượng

Loại lực giống nhau khác nhau trọng lực chúng đều là do lực hút của Trái Đất tạo thành là lực hấp dẫn, lực hút của Trái Đất tác động lên 1 vật thể bất kỳ. Trọng lượng là lực mà lực hút Trái Đất tác động lên vật thể đó hoặc là độ lớn của trọng lực ̣tác dụng lên 1 vật.

5. Vai trò của trọng lực đối với Trái Đất

Trọng lực có vai trò rất quan trọng đối với trái đất bởi nhờ nó mà chúng ta không bị trôi nổi vô định trong vũ trụ. Nếu không có trọng lực khi nhảy lên bạn sẽ bay lơ lửng trong khí quyển cùng với tất cả mọi thứ trên Trái Đất này. Đặc biệt khi thiếu đi lực hấp dẫn của Trái Đất thì con người hay bất kỳ thứ gì khác có khối lượng như xe cộ, các tòa nhà,… sẽ lập tức bay với tốc độ kinh ngạc trong không trung. Bởi mất đi trọng lực, Trái Đất vẫn sẽ tiếp tục quay với tốc độ lên tới 1.657 km/h trong khi không có lực hấp dẫn để giữ các vật thể trên nó.

Đặc biệt, nếu Trái Đất đột nhiên mất hết trọng lực thì khí quyển, sông suối, đại dương trên trái đất cũng sẽ trôi dạt trong không gian. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến toàn bộ sự sống trên hành tinh. Bản thân Trái Đất và mặt trời sẽ gặp điều tương tự, không có lực hấp dẫn giữ lại, áp suất cực lớn trong lõi của mặt trời sẽ gây ra một vụ nổ khổng lồ trong vũ trụ.

6. Các bài tập về trọng lực

Câu 1: Hãy cho biết trọng lượng tương ứng của từng vật sau:

Một túi kẹo có khối lượng là 150 g.

Một hộp sữa có khối lượng là 700 g.

Một túi đường có khối lượng là 5 kg.

Đáp án đúng:

Một túi kẹo có khối lượng là 150 g, thì ta sẽ có trọng lượng là 1.5N

Một hộp sữa có khối lượng là 700 g, thì ta sẽ có trọng lượng là 7N

Một túi đường có khối lượng là 5 kg, thì trọng lượng sẽ là 50N

Câu 2: Dùng lực kế có thể đo trực tiếp được đại lượng nào?

Khối lượng 1 kg đường.

Trọng lượng của một quả cân.

Thể tích của chậu nước.

Đáp án đúng:

Dùng lực kế ta có thể đo trực tiếp được trọng lượng của một quả cân là đáp án chính xác.

Câu 3: Một ô tô có trọng tải là 5 tấn thì có trọng lượng tương ứng là bao nhiêu?

A. 5 N

B. 500 N

C. 5.000 N

D. 50.000 N

Đáp án đúng: D

Ô tô có trọng tải là 5 tấn, tức khối lượng tổng cộng sẽ là 5 tấn.

Mà 5 tấn = 5000 kg tương ứng với 50.000N.

Vậy trọng lượng của ô tô sẽ là 50.000N.

Câu 4: Trong các câu sau đây, câu nào không đúng?

a) Lực kế là dụng cụ dùng để đo khối lượng.

b) Cân Rôbécvan là dụng cụ đo khối lượng.

c) Lực kế dùng để đo lực. Còn cân được dùng để đo khối lượng.

Xem thêm: Quy Trình Sản Xuất Đường Mía Công Nghiệp, Cn Sản Xuất Đường

Đáp án đúng:

Lực kế là dụng cụ được dùng để đo khối lượng. Đáp án này sai vì lực kế là công cụ dùng để đo độ lớn của lực chứ không phải khối lượng.

Câu 5: Một vật có khối lượng là 19.000 g thì vật này có trọng lượng tương ứng là bao nhiêu Newton?